Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng siết chặt trong quá trình quản lý. Chính vì lý do trên nên nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngày càng tăng, nhưng bạn đã biết công nghệ xử lý nào là thích hợp với tình hình công ty hay công nghệ nào là tiên tiến và hiệu quả nhất ? Hãy tham khảo trên website để cập nhật những thông tin môi trường mới nhất và các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất, không dừng lại ở đó nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề môi trường hãy liên hệ đến:
Bể Aerotank
Bể Aerotank cũng là một trong những phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Ưu điểm của bể là rất dễ xây dựng và vận hành.
Bể Aerotank có nhiều loại như bể Aerotank truyền thống, bể Aerotank nhiều bậc,… Tuy nhiên bể Aerotank truyền thống sử dụng đơn giản nhất.
Nguyên tắc hoạt động của bể aerotank
Công nghệ aerotank là công nghệ được sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất bởi tính hiệu quả của nó.
Aerotank là qui trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…
Ưu điểm nổi bật của bể aerotank
- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%
- Loại bỏ được Nito trong nước thải
- Vận hành đơn giản, an toàn
- Thích hợp với nhiều loại nước thải
- Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.
Bể UASB
Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.
Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này.
Hệ thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo. Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước thải…. Với nước thải bia, quá trình lên men Acid xảy ra nhanh chóng vì vậy vào bể UASB chỉ thực hiện công việc lên men methane, mà điều kiện để quá trình này xảy ra tốt là pH >6 (tôt nhất là 7.5), như vậy chỉ cần điều chỉnh pH là Okie… trong khi đó, nếu các nước thải khác thì vấn đề này không dễ chút nào, vì bể UASB vừa lên men acid vừa len men methane, mà khi quá trình lên men acid xảy ra pH giảm rất thấp..dễ dẫn đến hiên tượng khó chịu trong công nghệ UASB “Lên men chua”. Và đây là lí do thiết thực nhất mà tại sao sử dụng UASB trong xử lý nước thải bia, rượu.
Công nghệ MBBR
Xử lý nước thải bằng công nghệ đệm di động (MBBR).
Quá trinh xử lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vinh vật trong công trình xử lý MBBR rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan ôxi vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác.
Ưu điểm
– Diện tích công trình nhỏ.
– Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
– Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác.
– Quá trình vận hành đơn giản.
– Chi phí vận hành thấp.
– Chi phí bảo dưỡng thấp.
– Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
– Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
– Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lủng , vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
– Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
– Tiết kiệm diện tích xây dựng : diện tích xây dựng MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và nước thải công nghiệp.
– Dễ dàng vận hành.
– Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao , do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Công nghệ AAO
AAO cụm từ viết tắt của 3 quá trình: Yếm khí ( Anaerobic), Thiếu khí ( Anoxic), Hiếu khí (Oxic). Công nghệ AAO là quá trình xử lý áp quá trình xử lý sinh học liên tục dùng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hiếu khí, thiếu khí, yếm khí để xử lý nước thải. Qúa trình xử lý như vậy cho hiệu quả xử lý cao, đặc biệt với nước thải có hàm lượng hữu cơ Nito phốt pho cao. Tùy vào thành phần nước thải mà thể tích các vùng Kỵ khí, thiếu khí, Hiếu khí khác nhau. AAO được thiếu kế theo quy trình nghiêm ngặt để xử lý nhiều loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải khu công nghiệp tập trung.
Ưu điểm:
– Chi phí vận hành thấp, trình độ tự động hóa cao.
– Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm.
– Khi mở rộng quy mô, tăng công suất ta có thể nối, lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế .
Công nghệ SBR
SBR ( Sequencing batch reactor ) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, Được giới thiệu là Giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao kết hợp với
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Các ưu điểm của quy trình xử lý của công nghệ SBR:
Kết cấu đơn giản và bền hơn.
Hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người.
Thiết kế chắc chắn.
Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.
Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao.
Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành.
Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao.
Ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng.
Tính linh động trong quá trình xử lý.
Các điều kiện yếm khí trong giai đoạn nạp nước thải và khuấy trộn sẽ giúp thực hiện quá trình khử nitrate và phân giải photpho.
Trong giai đoạn sục khí sẽ thực hiện quá trình nitrate hóa và quá trình hấp thụ photpho vào sinh khối.
Quá trình xử lý photpho trong bể SBR phụ thuộc nhiều vào lượng chất hữu cơ đầu vào và lượng nitrate có trong bùn được giữ lại từ chu trình làm việc trước đó.
Các quá trình nitrate hóa, khử nitrate và xử lý photpho đều có liên quan chặt chẽ đến tải lượng hữu cơ thấp đối với hệ thống SBR.
Nếu hàm lượng chất hữu cơ đầu vào tương đối ổn định, thì tải lượng hữu cơ sẽ phụ thuộc lớn vào hàm lượng bùn trong bể phản ứng.
Công nghệ MBR
Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội.
Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng.
Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR (Membrane Bio Reactor) có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.
MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2.
Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR:
Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải
Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh loại bỏ tất cả vi sinh vật có kích thước cực nhỏ như: Coliform, E-Coli
Kích thước của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR nhỏ hơn công nghệ truyền thống
Hệ thống xử lý nước thải tăng hiệu quả sinh học 10 – 30%
Thời gian lưu nước của hệ thống xử lý nước thải ngắn
Thời gian lưu bùn trong hệ thống xử lý nước thải dài
Bùn hoạt tính tăng 2 đến 3 lần trong hệ thống xử lý nước bằng màng MBR
Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử lý nước thải
Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống
Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám
Bể Bùn Hoạt Tính Với Vi Sinh Vật Sinh Trưởng Dạng Dính Bám: Nguyên lý hoạt động của bể này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.
Do có nhiều ưu điểm vượt trội về hiệu quả xử lý cũng như giảm chi phí đầu tư & vận hành nên hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám đang được ứng dụng khá rộng rãi. Năm 2010, GREE đã phát triển và nâng cấp cải tiến thành công công nghệ dính bám AFBR từ công nghệ FBR.
Ưu điểm
– Hệ vi sinh cộng sinh đem lại hiệu quả xử lý tốt.
– Giảm 30% thể tích so với các công nghệ hiện có giúp giảm diện tích hệ thống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.
– Hệ thống sensor giúp tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ so với các hệ thống khác.
Công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter)
Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó.
Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Nếu vật liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 0,5 -2,5 m, trung bình là 1,8 m. Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác với chiều cao biến đổi từ 4 – 12 m. Ba loại vật liệu bằng chất dẻo thường dùng là (1) vật liệu với dòng chảy thẳng đứng, (2) Vật liệu với dòng chảy ngang, (3) vật liệu đa dạng.
Chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 – 0,2 mm và bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc.
Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hoá chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân huỷ nội bào, không còn khả năng dính bám lên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi.
Bể lọc sinh học
Ưu điểm
– Tiết kiệm chi phí nhân công (giảm việc trông coi)
– Tiết kiệm năng lượng (Có thể sử dụng cách thông gió tự nhiên)
Tìm kiếm trên google:
be mbbr lai co hieu suat lon hon aerotank truyen thong
công nghệ c-tech xử lý nước thải
bể selector
ba bậc trong công nghệ xử lí nước thải
c- tech hoat dong